>> Có thể bạn quan tâm: chữa sỏi thận ở đâu tốt nhất Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamid, ascorbic (hơn 4 g mỗi ngày…) có thể gây bệnh. Hậu quả là thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tinh thể hóa. Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt, gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng hình thành sỏi. Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sỏi.
Ngoài ra, một số bệnh về máu, bệnh gút sẽ dẫn đến sỏi thận. Quá trình viêm nhiễm trong thận và đường niệu làm cho sức khỏe xấu đi, giống như các bệnh mạn tính
đau dạ dày và
viêm đường ruột.
Thành phần sỏi Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu và việc nắm rõ các thành phần này sẽ giúp lựa chọn đúng chiến thuật
điều trị sỏi thận, thuốc thang và cách ăn kiêng. Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu.
Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh bắt đầu thấy đau. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các
cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra cùng nước tiểu. Khi thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.
Chế độ dinh dưỡng Phương pháp đa năng và đơn giản nhất để phòng ngừa hình thành sỏi thận là pha loãng nước tiểu, do đó cần uống nhiều nước, để mỗi ngày thải ra khoảng 2-2,5 lít nước tiểu. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với người mắc bệnh tim mạch.
Chế độ dinh dưỡng tuỳ thuộc vào thành phần của sỏi.
- Sỏi urat: cần loại trừ thực phẩm tạo ra axit uric trong cơ thể như nước thịt, giò, hạt đậu, trà đặc, cà phê, chocolate, ca cao, rượu. Giảm bớt lượng protein động vật. Lượng nước uống hằng ngày là khoảng 2,5-3
- Sỏi oxalat: cần giảm thức ăn có hàm lượng canxi, axit ascorbic, và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu phộng… Hạn chế muối và mỡ. Những thực phẩm chứa chất xơ rất có lợi. Lượng nước hằng ngày không dưới 2 lít.
- Sỏi phosphat: hạn chế sữa và các sản phẩm sữa, rau và hoa quả. Uống khoảng 2 - 2,5 l mỗi ngày.
Chữa sỏi thận Có 2 hướng điều trị. Thứ nhất, phá huỷ vào cho thải ra ngoài đối với những viên sỏi đã hình thành. Thứ hai, tạo điều kiện để sỏi không hình thành. Thuốc có thể hòa tan những viên sỏi có kích thước không quá 1 cm. Đôi khi chỉ cần liệu trình 2 - 6 tháng là đủ. Thuốc phải do bác sĩ chỉ định vì việc lựa chọn thuốc tuỳ thuộc vào thành phần sỏi. Không phải sỏi nào cũng có thể hòa tan và thải ra ngoài được.
Trong 10 -15 năm gần đây, y học có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này. Hầu như tất cả các loại sỏi, không phụ thuộc vào kích thước và thành phần, có thể lấy ra mà không cần phẫu thuật. Hiện nay, người ta thường áp dụng phương pháp mổ nội soi hoặc dùng thiết bị chuyên dụng để nghiền nhỏ sỏi trong thận và ống tiểu. Sóng điện từ trong
điều trị sỏi thận được điều chỉnh ở tần số phù hợp để có thể xuyên qua mô cơ thể mà không gây tổn thương. Sóng điện từ sẽ phá huỷ sỏi thành những hạt nhỏ để có thể thải ra theo đường tự nhiên.
Việc can thiệp bằng phẫu thuật chỉ áp dụng khi sỏi có hình thù phức tạp kiểu san hô hoặc số lượng nhiều. Trên cơ sở khám nghiệm, bác sĩ phẫu thuật là người quyết định có cần lấy sỏi ra hay không. Nếu sỏi nhỏ, trong một thời gian dài không to lên và không gây phiền phức thì có thể để nguyên một thời gian. Tuy nhiên, phải theo dõi thường xuyên hằng năm bằng cách soi siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu phân tích sinh hóa, khi cần có thể tiến hành soi rơn-ghen.
Nếu biết phòng ngừa đúng cách, khả năng tái phát bệnh giảm ít nhất 3 lần. Cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, tránh lao động nặng và cẩn thận với thời tiết lạnh và ẩm ướt.