bannerthuocuaban

Liên hệ: Thầy thuốc LY. Nhung 0822827668 /Duy 0862941931 (vui lòng hẹn khi đến)  

Phân biệt chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày

Phân biệt chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày
Có nhiều nguyên nhân gây nên viêm đau dạ dày, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này  đề cập đến những trường hợp viêm dạ dày đặc biệt, ít nhận được sự quan tâm đúng mức của thầy thuốc cũng như bệnh nhân. Qua đó bạn đọc có thể biết được có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau dạ dày khác nhau. Riêng đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra thì luôn có triệu chứng điển hình là bệnh nhân ăn thức ăn lên men đặc biệt là chuối tiêu, mít, dứa, đu đủ, xoài, bún sẽ đau tăng ngay. Khi có người bệnh có hiện tượng trên thì mới nghĩ đến viêm do vi khuẩn HP, còn không có triệu chứng trên phải nghĩ đến nguyên nhân khác.


Trong khi đó khi ta đi khám bệnh do đau dạ dày nhiều BS, LY do không phân biệt được sử dụng thuốc một cách bừa bãi lạm dụng kháng sinh…. Không may có người bệnh đúng thuốc thì khỏi thì ngộ nhận là chữa bệnh đau dạ dày khỏi . Vậy nên bài viết này cho bạn đọc một cái nhìn đầy đủ nhất về các chứng bệnh đau dạ dày mà các tài liệu hiện nay bạn đang có chưa công bố. Tài liệu này là do thuoccuaban tổng hợp từ nhiều tài liệu và kinh nghiệm điều trị đúc rút ra 24 nguyên nhân triệu chứng khác nhau cần phần biệt:

loetdaday
1/ Xoắn dạ dày: xuất hiện do chấn thương bụng khi bị nôn hoặc lặp đi lặp lại và dai dẳng, đặc biệt thường xảy ra khi có thoát vị lỗ thực quản- cơ hoành và cả khi nó bị mềm nhũn hoặc khi các dây chằng dạ dày dài bẩm sinh. Xoắn dạ dày là bất thường thực thể hiếm gặp, được mô tả bởi sự quay bất thường của dạ dày > 180 , gây nên sự tắc nghẽn kiểu vòng kín, làm ứ đọng dịch – thức ăn.Vì có rất nhiều ca xoắn ruột mạn tính ko đc chuẩn đoán đúng nên tỷ lệ và xuất độ của xoắn dạ dày hiện nay vẫn chưa được làm rõ. Tỷ lệ xuất hiện ở nam lẫn nữ là tương đương, 20-40% xuất hiện ở trẻ em, thường là dưới 1 tuổi, nhưng cũng có những báo cáo xuất hiện ở cả trẻ 15t. Xoắn dạ dày ở trẻ em thường thứ phát sau sự khuyết tật bẩm sinh của cơ hoành – điều này ko phổ biến ở người trẻ <50t.
1. Type 1
– Nguyên nhân vô căn chiếm 2/3 các ca và có lẽ do sự suy yếu của các dây chằng vị-lách, vị-hoành, vị-tá tràng, gan-vị. Những nguyên nhân này khiến cho tâm vị và môn vị gần nhau khi dạ dày đầy thức ăn, mở đường cho sự xoắn dd
– Type 1 phổ biến ở người lớn nhưng cũng đc báo cáo ở các ca trẻ em
2. Type 2
– Được phát hiện ở 1/3 các ca và thường đi kèm sự bất thường bẩm sinh hay mắc phải dẫn đến sự dịch chuyển bất thường của dạ dày.
Nguyên nhân gây xoắn dạ dày  phổ biến ở người lớn là do bất thường cơ hoành. Trong các ca thoát vị quanh lỗ thực quản, Phần vị trí nối dạ dày-thực quản còn lại trong ổ bụng, trong khi dạ dày lại liền kề ngay dưới thực quản, dẫn đến dạ dày di chuyển lên xuống. Xoắn dạ dày là biến chứng phức tạp nhất của thoát vị quanh thực quản.Hiện tượng này cũng được báo cáo như là biến chứng của phẫu thuật dạ dày-thực quản, bệnh Tk- cơ, khối u trong ổ bụng. Một số ít ca, xoắn dạ dày là biến chứng của phẫu thuật ghép gan và có thể liên quan tới sự thắt đm của dc gan vị trong quá trình cắt gan
Xoắn dạ dày sau phẫu thuật cắt tuyến thượng thận trái qua nội soi hay liên quan đến chấn thương cơ hoành or carcinoma tế bào lớn TK nội tiết trong dạ dày đã đc báo cáo.
2/ Túi thừa dạ dày: đó là những chỗ lồi bẩm sinh hoặc mắc phải ở tất cả các lớp dạ dày có hình trụ hoặc hình quả lê chủ yếu ở vùng tâm vị hoặc theo thành phía sau của bờ cong nhỏ vùng hang vị. Niêm mạc của túi thừa có thể không bị thay đổi tuy nhiên thường bị viêm. Những dấu hiệu lâm sàng của bệnh đau thượng vị xuất hiện khi bị viêm túi thừa dạ dày hoặc viêm dạ dày. Người ta phân biệt những thể lâm sàng của túi thừa dạ dày ở chỗ túi thừa không có triệu chứng, thể rối loạn tiêu hóa viêm dạ dày là độ toan của dịch dạ dày thường thấp, bình thường hoặc tăng trong những trường hợp không có triệu chứng hoặc giả loét. Khi điều trị chỉ cần chỉ định chế độ ăn kiêng và dùng thuốc giảm co thắt đẩy thức ăn ra khỏi túi thừa của bệnh nhân bằng tư thế thích hợp tùy theo vị trí khu trú.
3. Bệnh Ménétrier còn gọi là bệnh viêm dạ dày niêm mạc khổng lồ
Đây là một bệnh viêm dạ dày ở người lớn hiếm gặp, có đặc tính là phì đại lớp biểu mô dạ dày phối hợp với mất protein vào dạ dày còn gọi là viêm dạ dày ruột xuất tiết. Cần phân biệt với phì đại niêm mạc do Hội chứng Zollinger – Ellison hoặc một số viêm dạ dày nông hoặc teo gây ra sự phì đại các nếp niêm mạc do phù nề và thâm nhiễm tế bào viêm. Bệnh thường gặp ở nam giới hơn là phụ nữ. Các triệu chứng thường gặp là đau sau khi ăn, nôn ra chất nhầy, gầy sút và phù do giảm protein máu.
Khác với viêm dạ dày phì đại thông thường ở chỗ các nếp gấp niêm mạc dạ dày cao và rộng, có tính chất mềm, khi soi X quang giống như nếp nhăn của não. Lâm sàng biểu hiện bằng nghẹt niêm mạc (đau nhói vùng thượng vị, nôn nhiều lần, da tái nhợt chóng mặt, tim đập nhanh ). Sinh thiết ở 6- 8 vị trí niêm mạc nghi ngờ không có sự thay đổi chứng minh viêm da dày phì đại khổng lồ là hiện tượng tang sản các tuyến dạ dày kèm theo thay đổi dạng đa u tuyến và tăng chất tạo nhày.
Trong bệnh Ménétrier có thể có lui bệnh một cách tự nhiên khoảng 10% nhưng cũng có thể phát triển thành ung thư. Có thể điều trị được.  
4/ Phì đại môn vị ngẫu phát
Hiện tượng dày lớp cơ và hẹp môn vị là hậu quả của nó. Đối với tuổi trẻ hiện tượng đó thường là do di truyền. Gặp chủ yếu ở nam giới trẻ tuổi cũng có những trường hợp ở trẻ em đang bú. Lâm sang bệnh biểu hiện bằng những dấu hiệu hẹp môn vị, trong đó có cả hẹp thứ phát do sẹo loét. Khi xét nghiệm bằng X quang thấy kênh hẹp môn vị và kéo dài. Khi nội soi ngoài hiện tượng trên còn thấy phù nề, xung huyết niêm mạc.
5. Viêm dạ dày do dị ứng
Được phát triển do các dị nguyên khác nhau đi vào dạ dày cùng thức ăn. Những tiền tố là các bệnh men di truyền hoặc mắc phải tình trạng thiếu hụt miễn dịch cũng như nhiễm độc mãn tính. Ngay sau khi ăn bệnh nhân bị mệt lả, khó chịu, chóng mặt nôn và bị những cơn đau vùng thượng vị. Tiếp đó xuất hiện mày đay ở da, phù nề niêm mạc mắt, họng, hạ huyết áp, than nhiệt tăng. X quang dạ dày thấy các nếp gấp niêm mạc dày lên, còn khi soi dạ dày dạ dày thấp nếp gấp dày lên, niêm mạc xung huyết, co dạ dày kiểu co thắt, tang tiết chế dịch dạ dày và chất nhày. Chẩn đoán dựa trên những biểu hiện dị ứng chung các thử nghiệm trên da với dị nguyên là thức ăn, bụi và các loại khác đồng thời thấy thâm nhiễm bạch cầu ái toan và tương bào qua sinh thiết niêm mạc dạ dày. Để xác minh chẩn đoán có thể thử nghiệm kích thích với các loại thực phẩm sữa, nước quả, chất nghiền cá… trộn những chất đó vào hỗn hợp cản quang khi thăm dò X quang hoặc soi dạ dày. Nếu phản ứng dương tính thì sau mấy phút bệnh nhân thấy khó chịu, buồn nôn, đau bụng , hạ huyết áp, xung huyết hay phù nề rõ rệt.
6. Viêm dạ dày ruột thể bạch cầu ái toan
Có đặc điểm là ở niêm mạc phần trên của ống dạ dày ruột xuất hiện hiện tượng thâm nhiễm bạch cầu ái toan mang tính chất dị ứng. Có đặc tính là sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan vào thành dạ dày và ruột non, thường phối hợp với tăng bạch cầu ái toan trong máu.
Nguyên nhân của loại viêm dạ dày này vẫn còn chưa biết, tuy nhiên, người ta đang nghĩ nhiều đến căn nguyên dị ứng.
Biểu hiện lâm sàng tùy thuộc vào vùng bị thâm nhiễm. Nếu thâm nhiễm niêm mạc thường gây ra thoát protein gọi là bệnh viêm dạ dày ruột xuất tiết. Nó cũng có thể gây ra hội chứng kém hấp thu và xuất huyết.
Nếu thâm nhiễm lớp cơ sẽ gây ra đau và nôn mửa. Nếu tổn thương lan đến thanh mạc sẽ gây ra cổ trướng, nhiều lúc số lượng rất nhiều và có nhiều bạch cầu ái toan trong dịch cổ trướng.
7. Viêm dạ dày sưng tấy
Những tổn thương loét, các khối u ác tính đang vỡ ra và những chấn thương niêm mạc do nuốt theo thức ăn những vật thể ngoại lai như xương cá hoặc do ngẫu nhiên đều có thể gây viêm tấy niêm mạc dạ dày. Viêm tấy dạ dày khu trú lan tỏa. Bệnh biểu hiện bằng đau dữ dội ở nửa bụng trên, nôn, rét run, sốt, mệt lả, cảm giác đau tràn lan khi sờ nắn vùng thượng vị. Quan sát thấy vàng mắt, đái ra máu, tặng bạch cầu đa nhân trung tính. Biến chứng thủng kéo theo viêm phúc mạc mủ, viêm tĩnh mạch, tắc tĩnh mạch gan, áp xe gan, áp xe dưới cơ hoành, viêm trung thất mủ, viêm màng phổi, viêm màng ngoài tim. Áp xe dạ dày cũng diễn biến tương tự như vậy.
Viêm dạ dày sưng tấy mạn tính biểu hiện là đau ê ẩm, âm ỉ ở vùng thượng vị, rối lọa tiêu hóa, nôn sốt nhẹ, gầy sút nhanh. X quang thấy niêm mạc ngấm thuốc không đồng đều hoặc có khu vực phình lên, niêm mạc thô cứng.(chữa đau dạ dày)
8. Lao dạ dày
Người ta phân biệt dạng loét và hẹp môn vị do lao. Dạng loét bao giờ cùng kèm lao ở các cơ quan khác. Lao dạ dày là rất hiếm. Lây nhiễm qua đường máu hoặc đường bạch huyết hoặc do lan tỏa củ lao hạch. Tổn thương thường gặp nhất là loét không đáp ứng với điều trị và rất dễ nhầm với ung thư. Điều trị kháng lao với 3 hoặc 4 thuốc thường đáp ứng tốt. Trong trường hợp chít hẹp cần phẫu thuật tạo hình.

9. Giang mai dạ dày
Là biểu hiên lan tràn ở cả giai đoạn sớm hay cả thời kỳ thứ 3. Những thay đổi ở niêm mạc dạ dày có đặc điểm sự thâm nhiễm lan tỏa hoặc xuất hiện gôm có kích thước và hình dạng khác nhau cũng như những ổ loét lớn ở những chỗ gôm bị vỡ ra. Lâm sàng giống viêm dạ dày lan tỏa mạn tính, giống ung thư dạ dày dạng thâm nhiễm và loét. Chẩn đoán dựa việc xác định bệnh nhân giang mai những tiêu chuẩn tương ứng.
10. Tổn thương dạ dày trong bệnh nấm
Biểu hiện của bệnh candida toàn than kết hợp với thay đổi ở niêm mạc miệng, tực quản, ruột. Phát triển chủ yếu do dung kháng sinh hoặc do nhiễm nấm ở người bị viêm dạ dày do thiếu axit dịch vị. Soi phát hiện thấy nấm trong các màng lầy từ niêm mạc miệng, dạ dày ruột. 
11. Bệnh dạ dày do actinomyces
Đặc trưng bởi sự xuất hiện những đám thâm nhiễm và những ổ tổn thương loét ở niêm mạc. Những bệnh tiến triển kèm theo tình trạng dịch vị không có axit và rối loạn kèm thao vận chuyển của dạ dày tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh này phát triển. Soi dạ dày sẽ phát hiện những khuẩn lạc và những hệ sợi nấm.
12. Bệnh lý dạ dày tá tràng trong bệnh Kron
Thể khu trú ở dạ dày gặp trong 1-5% trường hợp. Tổn thương thường nằm ở vùng hang - môn vị và lan đến tá tràng. Niêm mạc bị thương tổn tương tự như ở ruột non bao gồm loét dạng áp tơ, có nốt, loét không đều và lòng thường bị hẹp lại. Bệnh thường xảy ra ở người trẻ, các triệu chứng thường gặp là đau, nôn mửa, chán ăn và đôi khi ảnh hưởng nặng nề đến toàn trạng. Điều trị chủ yếu là dựa vào salazosulfapyridin và corticoid. Ngoài ra cần phối hợp với kháng tiết và băng niêm mạc, trung hòa toan. Trong trường hợp rò hoặc chít hẹp thì cần phải phẫu thuật.
13. Thoái hóa dạ dày dạng tinh bột
Chủ yếu như biểu hiện của bệnh gặp ở những bệnh nhân lao, nhiễm khuẩn huyết, viêm tủy xương. Biểu hiện dưới dạng viêm dạ dày mạn tính lan tỏa kèm chức năng chế tiết. Cần sinh thiết niêm mạc.
14. Bệnh nhiễm sắc vàng dạ dày
Biểu hiện bằng những đám giống khối u có màu vàng, có ranh giới rõ rệt với niêm mạc xung quanh (u hạt xơ, sắc tốt vàng).  Lâm sang nghi bệnh nhiễm sắc vàng dạ dày ở những bệnh nhân nhiễm sắc vàng toàn than than phiền viêm dạ dày. X quang phát hiện ở những người đó bị khuyết chất cản quang mà không có dấu hiệu khác của u ác tính dạ dày.
15. Bệnh saccoit dạ dày
Là tổn thương dạng u hạt ở niêm mạc, mô liên kết của lớp dưới niêm mạc cũng như của cả lớp cơ và thanh mạc trong bệnh saccoit. Biểu hiện chủ quan là rối loạn chức năng tiết chế và vận động của dạ dày. Chẩn đoán qua xét nghiêm mô học thấy u hạt đặc trưng cho bênh saccoit.
16. Sỏi tiêu hóa
Là những dị vật trong dạ dày hình thành do chất nhày làm kết dính những sợi thực vật thành sỏi thực vật, sỏi mỡ, sỏi huyết, sỏi nấm hoặc sỏi lông (tóc phụ nữ). Sỏi dính chặt vào dạ dày khi sờ có cảm giác như khối u, thường không đau trong một thời gian dài. Chẩn đoán nhờ soi dạ dày.

>>>> Xem thêm: cách chữa sỏi mật, chữa bệnh sỏi mật
17. Hội chứng động mạch mạc treo ruột trên
Thường gặp ở nam nữ trẻ tuổi gầy khi họ bị sa dạ dày ruột và bị ưỡn lưng. Đau nhói vùng thượng vị, trướng bụng sau khi ăn 1-4 giờ, nôn và có những dấu hiệu khác do động mạch mạc treo nhất thời bị chèn ép 1/3 dưới tá tràng. Đau dịu đi ở tư thế bò trên đầu gối và khuỷu tay.
18. Rò tá tràng đại tràng
Thường gặp chủ yếu ở nam giới bị bệnh loét và túi thừa tá tràng, viêm túi mật, viêm tụy, viêm đại tràng loét không đặ hiệu, bệnh Kron, viêm ruột thừa. Đau dữ dội xuất hiện bất ngờ ở vùng môn vị tá tràng, nhưng không có lan tỏa nhưn bệnh loét và ỉa chảy lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi bị nôn. Chẩn đoán bằng chụp X quang trong điều khiện giảm áp lực nhân tạo ở tá tràng và soi dạ dày tá tràng.
>>>> xem thêm:  Chữa viêm đại tràng
19. Rò dạ dày tiểu tràng đại tràng ngang
Xuất hiện sau phẫu thuật mổ thông dạ dày- ruột do thủng ổ loét ở chỗ nối vào đại tràng ngang. Triệu chứng đau ở hạ sườn trái, xuất hiện ngay sau khi ăn, miệng có chứa mùi phân, nôn ra lẫn phân và ỉa chảy phân lẫn với thức ăn chưa tiêu hóa hết. lỗ rò đồi khi có thể được bịt lại và khi đó những triệu chứng trên mất đi nhưng nếu lỗ ro mở ra thì triệu chứng trên lại xuất hiện ngay. Bệnh nhân giảm protein máu, giam kali máu, giảm canxi máu, giảm natri máu, mất nước, thiếu máu, phù thẩm thấu.
20. Viêm dạ dày dạng thủy đậu
Đây là một thể đặc biệt của viêm dạ dày trong đó niêm mạc rải rác có các nốt như hình lỗ rốn, có hình bầu giác (Ventouse de poulpe), thường có loét ở đỉnh của các nốt này. Các nốt này có thể thấy được bằng phim baryt hoặc bằng nội soi. Trong bệnh này có sự gia tăng đáng kể của IgE nên gợi ý cho nguyên nhân miễn dịch và điều trị đáp ứng tốt với cromoglycat 
bệnh Sarcoid hoặc bệnh u hạt mạn. Sau cùng là do chính nguyên nhân dạ dày nhưng chưa xếp loại được.
21 . Viêm dạ dày thể giả u lympho
Là một loại phì đại dạng lympho ở niêm mạc và hạ niêm mạc dạ dày, đôi khi có thể lan ra toàn bộ thành dạ dày. Nguyên nhân bất thường vẫn chưa biết, có thể đây là một kiểu phản ứng bất thường trong loét dạ dày. Nội soi và phim dạ dày cho hình ảnh loét được bao bọc chung quanh bởi các nếp niêm mạc phì đại tựa lên trên một cái đế dày như trong u. Chẩn đoán xác định cần dựa trên sinh thiết với tế bào mang đặc trưng đa dòng thâm nhiễm lympho bào khác với thể giả u lympho trong bệnh u lympho (lymphoma).
22. Polip lan tỏa ở ống dạ dày – ruột (Cronkait- Canada)
Biểu hiện bằng nhiều polip ở dạ dày, tá tràng, ruột, ruột non và ruột kết mà không có những biểu hiên viêm trước đó ở niêm mạc. Những bệnh nhân này có hiện tượng rối loạn tiêu hóa, đau bụng, giảm và không có axit clohydric, ỉa chảy làm mất nhiều protein, nhiễm sắc tố da, móng tay chân giòn.
23. Khối u dạ dày lành tính
Loại này có polip, u thần kinh, u cơ và hiếm gặp là u xơ, u limpho, u mạch máu, u mỡ, u nhày, u sụn, nang nước, u dạng ung thư… Chụp X quang, soi và sinh thiết để chẩn đoán.
Các triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày khá mơ hồ nên khó chuẩn đoán trong giai đoạn sớm, vì vậy khi thấy bết kì biểu hiện nào dưới đây thì tốt nhất bạn nên đi khám bác sỹ nhé:
- Trướng bụng đầy hơi: Triệu chứng này xuất hiện ngay từ giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày và tồn tại trong suốt quá trình mắc bệnh của bệnh nhân ung thư dạ dày. Trên 70% người bệnh có biểu hiện này ngay từ đầu.
- Ợ chua, nóng ruột ( nóng dạ dày): Đây là triệu chứng khiến bạn dễ lầm tưởng với căn bệnh đau dạ dày, viêm dạ dày nhưng bạn cũng không nên chủ quan với nó. Cảm giác khó chịu, nhâm nhẩm đau ở dạ dày, uống thuốc thấy giảm là đặc điểm của triệu chứng này. Một số trường hợp sau khi ăn có cảm giác khó chịu, ợ nóng, khi đi khám có thể bị chẩn đoán nhầm sang viêm dạ dày.
- Sút cân, mệt mỏi, thiếu máu: Nhiều bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và không muốn ăn gì. Tình trạng này kéo dài khiến họ bị sút cân nghiêm trọng.
Những bệnh nhân mắc bệnh thời gian dài, có thể xuất hiện hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa, biểu hiện như nôn ra máu, đại tiện phân đen, hoặc xét nghiệm tìm thấy hồng cầu trong máu.
Do khối u ngày một lớn khiến các cơn đau bụng trở nên thường xuyên và dữ dội. Lúc này thì dùng thuốc giảm đau cũng không có tác dụng gì. Khối u có thể gây ra biến chứng như thủng dạ dày, xuất huyết, hoại tử… Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có biểu hiện đau thượng vị, chán ăn, sút cân, mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói, đại tiện ra máu hoặc phân đen v.v…khiến bệnh nhân bị mất nhiều máu gây thiếu máu.
Nhiều bệnh nhân ung thư dạ dày vùng hang vị có thể thấy hiện tượng hay bị nôn ói và mắc nghẹn. Ung thư dạ dày có thể dẫn tới thủng dạ dày cấp, đau bụng, viêm phúc mạc. Một số trường hợp lại có biểu hiện tiêu chảy, táo bón, đau bụng dưới, sốt …
Những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường rất rõ ràng nên người bệnh rất dễ nhận biết. Nhưng lúc này thì dường như đã quá muộn bởi khối u đã di căn khó có thể cứu chữa.


Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 28
Trong ngày: 55
Trong tuần: 187
Lượt truy cập: 1258239
hotline_thuoc_cua_bana
Đăng ký khám bệnh
Họ tên
Số điện thoại của bạn
Nội dung chi tiết
 
Thông tin liên hệ

Phòng Khám Chẩn Trị  Y Học Cổ Truyền Thuốc Của Bạn

Chuyên tư vấn điều trị các bệnh về Da Liễu và Dị Ứng và Bệnh hệ tiêu hoá...

Địa chỉ: Số 2/3/39 ngõ 299 phố Hoàng Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Email: thuoccuaban123@gmail.com

ĐT / Zalo: 0822827668  hoặc 0862941931

Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo, không phải tư vấn cho từng cá nhân cụ thể, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. (*)
Lưu ý: tác dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Follow Fanpage
1
Bạn cần hỗ trợ?