bannerthuocuaban

Liên hệ: Thầy thuốc LY. Nhung 0865.557865/Duy 0865.278272 (vui lòng hẹn khi đến)  

Bị bong gân phải làm sao?

Bị bong gân phải làm sao?

Bong gân là tình trạng xảy ra khi các dây chằng bị giãn hoặc rách do chấn thương. Bong gân ở cổ chân là tình trạng thường gặp nhất. Khi bị bong gân, nếu không biết chữa đúng cách sẽ bị tổn thương kéo dài.

Cần nhận biết các dấu hiệu của bong gân để phân biệt với gãy xương. Nếu bị gãy xương phải tiến hành lấy lại xương và định vị lại xương, còn khi bị bong gân thì các khớp vẫn cử động được, các dấu hiệu khi bị bong gân có thể là:

● Đau nhói ở vùng khớp bị tổn thương: Cảm giác đau nhói ở vùng tổn thương, đặc biệt tăng lên khi cử động, di chuyển. Sau đó, khớp cứng lại và người bệnh không còn cảm thấy đau. Tuy nhiên, khoảng 1 giờ sau, vùng khớp bị tổn thương đau nhức trở lại, sưng và bầm tím do chảy máu ở bên trong và rối loạn vận mạch.

● Không đi lại được, không cử động được: Nếu bong gân ở cổ chân, cổ tay, bàn chân, bàn tay, người bệnh sẽ không đi được, không cử động được.

Hầu hết các trường hợp bị bong gân cần phải chụp X-quang để phân biệt với tình trạng gãy xương và siêu âm kiểm tra tình trạng thương tổn của các dây chằng.

2. Cách xử trí khi bị bong gân

Dùng băng vải hoặc băng thun băng ép vùng khớp bị bong gân để cố định khớp. Cách này sẽ làm giảm đau và giảm sưng, đồng thời nâng đỡ vùng khớp bị tổn thương.
Chườm lạnh để làm dịu cơn đau và co mạch, giúp giảm sưng. Có thể chườm 4 - 8 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 - 20 phút. Chú ý không để túi đá ở 1 vị trí quá lâu vì có thể sẽ gây ra thương tổn phần mềm vùng đó. 

Tuyệt đối không xoa bóp, nắp bóp chỗ bị chấn thương bong gân mà dùng thuốc điều trị bong gân là dạng thuốc bôi phủ lên vùng bong gân như cách chườm lạnh đểu làm tan các máu ứ bầm do tổn thương bong gân gây ra.

Kê hoặc nâng cao vùng khớp bị tổn thương để giúp giảm sưng và bầm tím.
Hạn chế tì đè lên chỗ cổ tay, cổ chân bị bong gân. Nếu cần di chuyển hoặc cử động, người bệnh có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ.
Nếu người bị bong gân là do chơi thể thao, thì có thể xịt ethyl clorua vào chỗ bị bong gân để làm lạnh tại chỗ, giúp giảm đau. Ngoài ra, cũng có thể dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm thông thường.

Lưu ý không dùng aspirin vì gây chảy máu và chống ngưng kết tiểu cầu.


Trên đây là cách xử trí khi bị bong gân nhẹ, dây chằng chỉ bị giãn hoặc không đứt hoàn toàn. Sau khi hết đau, người bệnh nên tập vận động khớp một cách nhẹ nhàng để máu được lưu thông.

Đối với những trường hợp bị bong gân nặng, phải mang nẹp hỗ trợ, bôi thuốc ngoài, uống thuốc hỗ trợ bên trong và bất động khớp trong khoảng 4 - 6 tuần, sau đó người bệnh có thể tập vận động lại với các mức độ từ nhẹ đến nặng.

Để tim hiểu thuốc trị bong gân hiệu quả bạn đọc có thể tham khảo mục chữa bong gân trên trang web.

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Xem thêm các thông tin khác:
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 4
Trong ngày: 81
Trong tuần: 480
Lượt truy cập: 1242743
hotline_nhathuoc
Đăng ký khám bệnh
Họ tên
Số điện thoại của bạn
Nội dung chi tiết
 
Thông tin liên hệ

Phòng Khám Chẩn Trị  Y Học Cổ Truyền Thuốc Của Bạn

Chuyên tư vấn điều trị các bệnh về Da Liễu và Dị Ứng và Bệnh hệ tiêu hoá...

Địa chỉ: Số 2/3/39 ngõ 299 phố Hoàng Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Email: thuoccuaban123@gmail.com

ĐT / Zalo: 0865.557865 hoặc 0865.278272

Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo, không phải tư vấn cho từng cá nhân cụ thể, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. (*)
Lưu ý: tác dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Follow Fanpage
1
Bạn cần hỗ trợ?