Liên hệ: Thầy thuốc LY. Nhung 0822827668 /Duy 0862941931 (vui lòng hẹn khi đến)
Chàm sữa hay còn được gọi là lác sữa là chứng bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới hai tuổi, nếu để tái phát nhiều lần sẽ tạo thành chứng chàm thể tạng khó điều trị. Cho nên cần phải điều trị chàm sữa cho bé để da không bị tổn thương dẫn đến hỏng thẩm mỹ da mặt trẻ.
Chàm sữa hay còn có tên gọi khác là lác sữa, đây là bệnh với đặc tính viêm da dị ứng và thường gặp ở trẻ từ 2 tháng đến 3 tuổi. Có đến 20% số trẻ sau khi sinh mắc chứng bệnh này kể cả trẻ khỏe mạnh. Chàm sữa không lây và không quá nguy hiểm đến trẻ tuy nhiên bệnh dễ tái phát nhiều lần và có nguy cơ tiến triển thành chàm thể tạng mãn tính và có nguy cơ để lại sẹo ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.
Chàm sữa thường xuất hiện ở hai bên má trẻ và lan dần ra chân tay và toàn cơ thể, ban đầu chàm sữa là những nốt hồng nhỏ nhưng sau đó sẽ dần dần chuyển thành mụn nước màu đỏ, khi vỡ ra sẽ tiết dịch, có vảy và bong tróc.
Chàm sữa được phân ra thành 2 loại:
- Chàm sữa cấp tính: Xuất hiện các mụn nước màu hồng, có thể vỡ ra và gây ngứa ngáy khó chịu.
- Chàm sữa mạn tính: Tổn thương trên một vùng da rộng và dày, da trẻ trở nên khô ráp, tróc vảy tạo thành nhiều rãnh ngang dọc.
2. Nguyên nhân gây ra chàm sữa ở trẻ
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu y khoa nào chỉ ra chính xác nguyên nhân gây ra bệnh chàm sữa. Bệnh có thể đến từ nguyên nhân cơ địa bản thân trẻ hoặc do các tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài tác động vào trẻ. Sau đây là những yếu tố tác động khiến trẻ có nguy cơ bị chàm sữa:
- Cơ địa trẻ dễ bị dị ứng bẩm sinh.
- Cha mẹ có tiền sử các bệnh như hen suyễn, nổi mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết... thì trẻ có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn so với những đứa trẻ khác.
- Các tác nhân gây dị ứng từ môi trường xuất hiện xung quanh trẻ như lông chó, mèo, các loại ký sinh trùng, nấm mốc, bụi bẩn có trong chăn ga, đệm hay thảm...
- Một số hóa chất gây kích ứng da từ sữa tắm, dầu gội, bột giặt mà cha mẹ sử dụng cho trẻ.
- Khí hậu cũng là yếu tố gây ra bệnh chàm sữa.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cách mẹ cho bé uống sữa không đúng cách cũng có mối liên quan đến bệnh chàm sữa.
- Da trẻ bị khô do cha mẹ tắm rửa cho trẻ quá lâu hay quá nhiều lần.
3. Nhận biết trẻ bị chàm sữa
Một vài dấu hiệu thấy trẻ đang mắc chàm sữa:
Bệnh chàm sữa thường xuất hiện ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và ở những khu vực trên mặt, 2 má, lan ra toàn cơ thể, tay chân,…
Giai đoạn đầu, lác sữa chỉ xuất hiện nốt mẩn đỏ sau đó chuyển thành mụn nước nhỏ với màu đỏ gây nứt da, đóng vảy và bong tróc vảy.
Vùng da bị bệnh khá thô ráp, có vảy li ti, da bị khô và căng. Những mảng da khô và đỏ thường có trên mặt, cổ, khuỷu tay, trên mu bàn tay, cổ tay,...
Một số trẻ có thêm triệu chứng dị ứng của bệnh hen suyễn và viêm mũi.
Trẻ bị chàm sữa sẽ khó chịu, hay khóc, khó ngủ, ít bú.
Vùng da bị chàm sẽ gây ngứa và trẻ sẽ khó chịu, gãi liên tục dẫn đến mụn nước bị vỡ và chảy máu. Nếu không giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị lác sẽ dễ bị nhiễm trùng khiến việc điều trị gặp khó khăn và gây sẹo trên da ảnh hưởng mặt thẩm mỹ của trẻ.
4. Điều trị chàm sữa cho trẻ
Chàm sữa thuộc loại bệnh do cơ địa dị ứng thế nên mục đích điều trị nhằm làm bình thường hóa làn da, kéo giãn thời gian lành bệnh ở trẻ, giảm nguy cơ tái phát. Bởi đây là bệnh khó điều trị dứt điểm, dễ tái phát. Khi cha mẹ phát hiện con của mình mắc lác sữa không được tự ý chữa trị để tránh hệ lụy không tốt cho con.
Những điểm cần lưu ý khi chữa bệnh chàm sữa cho trẻ:
Không được dùng kháng sinh liều cao cho trẻ, trừ khi trẻ bị bội nhiễm. Thế nhưng cần phải lưu ý kĩ vì kháng sinh dễ gây ra sốc phản vệ.
Đối với các vết sang thương nổi đỏ hay tiết dịch thì cha mẹ có thể dùng thuốc dạng dung dịch và tính sát trùng nhẹ.
Trường hợp sang thương đỏ da, khô da và tróc vảy có thể dùng thuốc chứa corticosteroid với nồng độ thấp để bôi trong thời gian ngắn khoảng 5 - 7 ngày. Tốt nhất là cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho con cũng như hạn chế bệnh phát nặng.
Không được dùng corticosteroid với hàm lượng cao dùng cho người lớn để bôi cho bé vì sẽ gây teo da, mất màu da, thậm chí gây suy tuyến thận nếu dùng lâu dài.
Phòng Khám Thuốc Của Bạn có kinh nghiệm điều trị bệnh chàm sữa nhiều năm, nhiều trẻ bị chàm sữa được điều trị hết đến hơn 90%. Để biết trị chàm sữa cho trẻ thế nào, người bệnh vui lòng liên hệ trực tiếp đến nhà thuốc, nghe tư vấn về bệnh và có cơ hội điều trị hết căn bệnh này.
Thầy thuốc Phương Nhung: 0822827668 hoặc thầy thuốc Vũ Duy 0862941931
Người gửi / điện thoại
Phòng Khám Chẩn Trị Y Học Cổ Truyền Thuốc Của Bạn
Chuyên tư vấn điều trị các bệnh về Da Liễu và Dị Ứng và Bệnh hệ tiêu hoá...
Địa chỉ: Số 2/3/39 ngõ 299 phố Hoàng Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Email: thuoccuaban123@gmail.com
ĐT / Zalo: 0822827668 hoặc 0862941931
Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo, không phải tư vấn cho từng cá nhân cụ thể, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. (*)
Lưu ý: tác dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người