bannerthuocuaban

Liên hệ: Thầy thuốc LY. Nhung 0865.557865/Duy 0865.278272 (vui lòng hẹn khi đến)  

Lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của lá đu đủ

Lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của lá đu đủ

Lợi ích sức khỏe nhận được từ lá đu đủ không kém gì quả đu đủ, có đặc tính dược liệu đáng kinh ngạc có thể giúp kiểm soát một số bệnh như sốt xuất huyết, đau bụng kinh, viêm nhiễm.

Theo một nghiên cứu, lá đu đủ có chứa các enzyme gọi là papain và chymopapain chịu trách nhiệm cải thiện sức khỏe tổng thể của cơ thể người. Chúng cũng bao gồm một số chất phytochemical, vitamin và khoáng chất hoạt động như một điều kỳ diệu đối với cơ thể con người.

Các hợp chất trong lá đu đủ

Lá đu đủ được sử dụng rộng rãi trong các loại nước ép hoặc trà để điều trị nhiều bệnh. Chúng có chứa một hợp chất gọi là karpain giúp tiêu diệt các vi sinh vật của hệ thống tiêu hóa và điều trị các vấn đề về đường tiêu hóa khác.

Lá của cây đu đủ cũng chứa flavonoid, tannin, α-tocopherol (một loại vitamin E), beta-carotene, axit ascobic, alkaloids (Carpaine), phenol, khoáng chất như canxi, natri, sắt, magiê và vitamin A, C, B, K.


Lợi ích sức khỏe của lá đu đủ

Lá đu đủ rất tuyệt vời, tốt cho sức khỏe và là một trong những loại thảo dược được yêu thích nhất.Chúng thuộc giống cây đu đủ (Carica papaya) nổi tiếng với quả có thịt màu vàng cam. Chúng ta hãy xem những lợi ích sức khỏe của lá đu đủ dưới đây:

1. Điều trị sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm gây ra bởi muỗi ảnh hưởng đến khoảng 50-200 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Theo một nghiên cứu, chiết xuất lá đu đủ có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu ở những người bị sốt xuất huyết và giúp hạ sốt.

2. Rối loạn kinh nguyệt

Lá đu đủ là một phương thuốc tuyệt vời đối với phụ nữ khi có kinh nguyệt. Chúng giúp giảm đầy hơi xảy ra trong thời gian bị kinh nguyệt. Thông thường, trà hoặc thuốc sắc được làm từ lá đu đủ rất hữu ích để điều trị các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau đầu, đau bụng, khó tiêu và buồn nôn.

3. Điều trị các vấn đề về da

Theo một nghiên cứu, thuốc sắc lá đu đủ có khả năng chữa bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư da. Lá đu đủ có tác dụng gây độc tế bào rất mạnh giúp tiêu diệt tế bào ung thư ở người tốt hơn các phương thuốc truyền thống khác.

4. Duy trì sức khỏe gan

Sự mất cân bằng ô xi hóa có thể gây ra nhiều thiệt hại cho gan dẫn đến viêm ganxơ gan liên quan đến vi rút viêm gan C. Trong một nghiên cứu, người ta thấy rằng sử dụng lá đu đủ có thể có những hỗ trợ tiềm năng cho gan do đặc tính chống oxy hóa và vitamin E.

5. Điều trị sốt rét

Sốt rét là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất do ký sinh trùng có tên là Plasmodium. Theo một nghiên cứu, sử dụng lá đu đủ hàng ngày ở bệnh nhân sốt rét giúp tăng các tế bào hồng cầu và giảm tải ký sinh trùng trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự phục hồi nhanh chóng của gan tổn thương do ký sinh trùng sốt rét.

22 lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của lá đu đủ - Ảnh 2.

6. Làm giảm bớt sự thay đổi tâm trạng

Nhiều nghiên cứu tiết lộ rằng nguyên nhân chính của sự thay đổi tâm trạng và các rối loạn tâm thần khác là do sự thiếu hụt vitamin C trong cơ thể. Lá đu đủ hoặc thuốc sắc của nó giúp giảm bớt căng thẳng cảm xúc như thay đổi tâm trạng, stress và trầm cảm.

7. Hỗ trợ hệ thống tiêu hóa

Các enzyme trong đu đủ như papain, protease và chymopapain hỗ trợ protein và tiêu hóa carbohydrate. Điều này giúp giảm bớt táo bón, hội chứng ruột kích thích, ợ nóng, đầy hơi và các vấn đề tiêu hóa khác. Lá đu đủ cũng giúp duy trì sinh lý đường tiêu hóa.

8. Tăng cường năng lượng

Papain trong lá đu đủ giúp tăng năng lượng cho cơ thể. Sự hiện diện của một số vitamin và khoáng chất trong những chiếc lá kỳ diệu này giúp điều trị chứng mệt mỏi mãn tính và duy trì năng lượng.

9. Giảm viêm

Có nhiều bệnh gây ra do viêm như tiểu đường, vàng da và xơ gan. Viêm trong cơ thể cũng có thể là do một số loại dị ứng hoặc bệnh tật. Lá đu đủ có đặc tính chống viêm giúp điều trị viêm mãn tính bằng cách giảm sự mất cân bằng ô xi hóa trong cơ thể.

10. Cải thiện độ nhạy cảm với insulin

Các hoạt chất sinh học trong lá đu đủ có khả năng cải thiện độ nhạy insulin cũng như các biến chứng thứ phát của bệnh tiểu đường, như gan nhiễm mỡ, tổn thương thận và mất cân bằng ô xi hóa. Theo một nghiên cứu, một số bệnh nhân tiểu đường sử dụng phương pháp điều trị bằng thảo dược lá đu đủ để giảm đường huyết.

11. Tốt cho sức khỏe tim

Sự hiện diện của polyphenol trong nhiều loại thực vật đã cho thấy kết quả tích cực trong việc giảm các bệnh tim mạch. Theo một nghiên cứu, lá đu đủ có đặc tính bảo vệ tim giúp giảm mất cân bằng ô xi hóa gây ra trên tim do sự hiện diện của các hợp chất phenolic.

12. Điều trị chứng ợ nóng

Lá đu đủ được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên trong nhiều vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, đầy hơi, táo bón và hội chứng ruột kích thích. Trong một nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra rằng việc sử dụng lá đu đủ ở những bệnh nhân mắc chứng khó tiêu mãn tính đã giải quyết được vấn đề này trong một thời gian ngắn.

13. Kích thích mọc tóc

Lá đu đủ chứa đầy đủ các chất chống oxy hóa như beta-carotene, các enzyme như papain và vitamin như A và C. Các hợp chất này giúp điều trị các tình trạng tóc như gàu và hói đầu cùng với việc tăng thể tích cho tóc và giúp chúng tự nhiên tỏa sáng.

14. Được tin dùng như một liệu pháp chống ung thư

Theo một số nghiên cứu, chiết xuất từ ​​lá đu đủ có đặc tính chống tăng sinh, ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự hiện diện của một loạt các hợp chất chống ung thư và chất chống oxy hóa trong lá đu đủ.

15. Giải độc cơ thể

Lá xanh rất tốt cho sức khỏe của gan. Sự hiện diện của các chất phytochemical như flavonoid và alkaloids cùng với các enzyme như papain trong lá đu đủ hoạt động như một chất giải độc và bảo vệ gan và thận khỏi mọi rối loạn như viêm.

16. Điều trị huyết áp cao

Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nutrients, lá đu đủ rất hữu ích trong việc điều trị các rối loạn chuyển hóa như huyết áp cao, béo phì và kháng insulin. Lá đu đủ giúp giảm huyết áp động mạch nhanh chóng so với hydralazine (một loại thuốc tăng huyết áp).

17. Giảm táo bón

Lá đu đủ có giá trị dược liệu rất lớn. Chúng được sử dụng như một thuốc nhuận tràng để điều trị các vấn đề táo bón bằng cách làm mềm phân và cải thiện nhu động ruột, với rất ít tác dụng phụ.

18. Ngăn ngừa đục thủy tinh thể

Lá đu đủ rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin B, vitamin A, hợp chất phenolic, alkaloids, magiê, kali và beta-carotene. Các hợp chất này giúp ngăn ngừa đục thủy tinh thể và các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác.

19. Cải thiện sự thèm ăn

Mất cảm giác ngon miệng là dấu hiệu chính của bệnh tiểu đường. Lá đu đủ rất hữu ích để cải thiện độ nhạy insulin ở bệnh nhân tiểu đường và kiểm soát nồng độ glucose trong cơ thể. Điều này giúp cải thiện sự thèm ăn ở người bị tiểu đường. Ngoài ra, lá đu đủ giúp cải thiện các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng và đầy hơi và kích thích sự thèm ăn.

20. Chữa lành vết thương

Sự hiện diện của một loại enzyme tên là protease trong lá đu đủ được biết là có đặc tính làm lành vết thương và bong tróc. Một nghiên cứu nói rằng việc chữa lành vết thương cần khoảng bảy ngày khi được điều trị bằng hydro peroxide và với lá đu đủ chỉ cần bốn ngày. Tuy nhiên, cần nhiều bằng chứng hơn để khẳng định nghiên cứu này.

21. Ngăn ngừa tổn thương phổi

Khí thũng là tình trạng đặc trưng của sự phá hủy các túi khí của phổi và khó thở. Vitamin D trong lá đu đủ đóng vai trò quan trọng trong điều trị khí thũng, viêm phổi và các bệnh phổi mãn tính khác cũng như cải thiện chức năng của phổi.

22. Lão hóa chậm

Nguyên nhân chính của lão hóa là sự hiện diện của các gốc tự do có hại trong cơ thể. Chất chống oxy hóa cao trong lá đu đủ giúp làm sạch các gốc tự do và bảo vệ da khỏi tác hại của chúng. Điều này giúp duy trì sức khỏe của làn da.

Tác dụng phụ của lá đu đủ

Lá đu đủ đầy những lợi ích tốt đẹp, tuy nhiên có những nhược điểm nhất định mà bạn cần lưu ý.

Lá đu đủ có thể gây ra phản ứng dị ứng như nổi mẩn da, đau dạ dày, chóng mặt và buồn nôn

• Có thể gây ra các biến chứng như xảy nếu sử dụng khi mang thai. Có thể gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ đang có kế hoạch mang thai.

• Có thể tương tác với thuốc trị tiểu đường và gây ra mức đường máu cực thấp.

• Có thể tương tác với chất làm loãng máu và trường hợp dễ chảy máu hoặc bầm tím.

• Có thể gây tắc nghẽn đường hô hấp khi sử dụng với hàm lượng cao.

Cách sử dụng lá đu đủ

Lá đu đủ có thể được sử dụng theo hai cách: nước ép và sắc thuốc

1. Nước ép lá đu đủ:

22 lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của lá đu đủ - Ảnh 3.

Đây là cách tốt nhất và đơn giản nhất để thêm lá đu đủ vào chế độ ăn uống của bạn.

Để chuẩn bị nước ép lá, cho khoảng 5-10 lá đu đủ mềm vào máy xay sinh tố và xay chúng cho đến khi hỗn hợp trở nên mịn. Lọc nước ép đặc vào cốc với sự trợ giúp của mảnh vải mỏng hoặc rây.

Ta có thể trộn cam hoặc bất kỳ loại trái cây ngọt nào vì hương vị của nước ép lá đu đủ sẽ rất đắng. Mật ong cũng rất thích hợp.

Tỷ lệ: Trộn khoảng 2 muỗng canh hoặc 5 ml nước ép đu đủ với 20 ml nước.

2. Thuốc sắc lá đu đủ

Trà hoặc thuốc sắc làm từ lá đu đủ cũng được sử dụng rộng rãi để điều trị các bệnh khác nhau. Để chuẩn bị thuốc sắc đu đủ, đun sôi lá đu đủ trong khoảng 2 lít nước cho đến khi màu của lá nhạt dần và nước giảm còn một nửa. Để nước sôi trong nửa giờ và uống. Liều lượng: Khoảng 25-30 ml / ngày.

Câu hỏi thường gặp

1. Làm thế nào để ăn lá đu đủ?

Lá đu đủ có vị rất đắng. Đó là lý do tại sao chúng được khuyên pha vào nước trái cây hoặc đun sôi với trà để giảm vị đắng. Tuy nhiên, tốt nhất nên thêm mật ong hoặc đường thốt nốt để cải thiện hương vị.

2. Lá đu đủ có tốt cho thận?

Một trong những biến chứng nghiêm trọng của sốt xuất huyết là suy thận hoặc gan. Lá đu đủ rất tốt cho thận vì chúng làm tăng số lượng tiểu cầu trong cơn sốt xuất huyết và cải thiện chức năng của thận.

3. Lá đu đủ có làm tăng bạch cầu?

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Researchgate nói rằng nước ép làm từ lá đu đủ rất hữu ích để tăng số lượng tế bào bạch cầu trong cơ thể chúng ta cùng với số lượng tiểu cầu.

4. Có thể uống nước ép lá đu đủ hàng ngày?

Uống một lượng vừa phải nước lá đu đủ sẽ có lợi cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân sốt xuất huyết, nên uống 2 muỗng canh hoặc 25-30 ml nước ép lá đu đủ mỗi ngày (trong mỗi 6 giờ). Còn khi ở điều kiện sức khỏe bình thường, nên dùng một muỗng canh mỗi ngày. Ngoài ra, hãy cố gắng chuẩn bị nước trái cây tươi mỗi ngày và không sử dụng nước trái cây được lưu trữ quá 24 giờ.

5. Tác dụng phụ của nước ép lá đu đủ là gì?

Nước ép lá đu đủ có thể gây ra tác dụng phụ nhẹ đến trung bình như đau bụng, buồn ngủ nghiêm trọng, buồn nôn, trống ngực không đều, kích ứng da, không thể di chuyển và loét trong ống dẫn thức ăn.

6. Nước ép lá đu đủ có tốt cho gan?

22 lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc của lá đu đủ - Ảnh 4.

Các hợp chất hoạt động như flavonoid, alkaloids và enzyme trong lá đu đủ hoạt động như một chất khử độc tự nhiên cho gan. Chúng giúp ngăn ngừa nhiều bệnh về gan do các gốc tự do. Ngoài ra, đặc tính kháng khuẩn của nước ép đu đủ giúp phục hồi gan nhanh chóng sau sốt rét hoặc sốt xuất huyết.

7. Lá đu đủ có độc không?

Một lượng lớn bất cứ thứ gì đều có thể hại cho sức khỏe. Theo như các phương pháp điều trị bằng thảo dược, liều lượng rất quan trọng, bởi vì sử dụng nhiều thảo dược có thể gây ra tác dụng phụ nhất định.

Lá đu đủ không độc và rất có lợi cho sức khỏe đặc biệt là trong điều trị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, một số nghiên cứu nói rằng lá đu đủ có chứa một hóa chất gây hại có tên là glycoside cyanogen có thể can thiệp vào các chức năng của cơ thể khi uống một liều lượng lớn.

Theo boldsky

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Xem thêm các thông tin khác:
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 29
Trong tuần: 191
Lượt truy cập: 1239250
hotline_nhathuoc
Đăng ký khám bệnh
Họ tên
Số điện thoại của bạn
Nội dung chi tiết
 
Thông tin liên hệ

Phòng Khám Chẩn Trị  Y Học Cổ Truyền Thuốc Của Bạn

Chuyên tư vấn điều trị các bệnh về Da Liễu và Dị Ứng và Bệnh hệ tiêu hoá...

Địa chỉ: Số 2/3/39 ngõ 299 phố Hoàng Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Email: thuoccuaban123@gmail.com

ĐT / Zalo: 0865.557865 hoặc 0865.278272

Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo, không phải tư vấn cho từng cá nhân cụ thể, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. (*)
Lưu ý: tác dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Follow Fanpage
1
Bạn cần hỗ trợ?