bannerthuocuaban

Liên hệ: Thầy thuốc LY. Nhung 0865.557865/Duy 0865.278272 (vui lòng hẹn khi đến)  

Dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay là bệnh gì, làm thế nào để điều trị bệnh dị ứng này?

Dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay là bệnh gì, làm thế nào để điều trị bệnh dị ứng này?

Việc hiểu và nắm rõ các vấn đề của bệnh dị ứng ngứa nổi mề đay sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc ngăn chặn cũng như loại trừ sự tái phát của những 'cơn ngứa điên cuồng' khi mắc căn bệnh dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay. Với những ai đang phải trải qua cảm giác ngứa đến phát điên này, đó thật sự là một trải nghiệm đến không hề dễ chịu một chút nào.

Dị ứng mẩn ngứa – nổi mề đay và những cơn ngứa điên cuồng là cái cảm giác vô cùng khó chịu mà ai chưa trải qua chắc khó mà cảm nhận được. Chính vì vậy việc hiểu và nắm rõ bản chất vấn đề do dị ứng mẩn ngứa gây ra sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc ngăn chặn cũng như loại trừ triệt căn bệnh này.

Dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay là biểu hiện của bệnh gì?

 

Thật đáng lo ngại khi vào một ngày đẹp trời, cơ thể bạn đột nhiên xuất hiện những nốt sẩn phù như muỗi đốt. Và thật quái lạ, càng gãi càng ngứa, càng gãi càng lan. Đặc biệt là khi các nốt mẩn ngứa này đầy đủ các hình dạng và kích thước to nhỏ khác nhau

 

Càng gãi càng ngứa – Càng gãi càng lan chính là 2 biểu hiện điển hình dễ nhận thấy nhất của bệnh dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay ( còn được gọi là bệnh mày đay )

Dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay là một phản ứng dị ứng cơ thể gây phù tại chỗ ở ngoài da có kích thước, hình dạng không đều luôn đi kèm với cảm nhận là rất ngứa và những triệu chứng trên người ta thường gọi chung đó là bệnh nổi mề đay hay là bệnh mày đay. Mề đay thường xuất hiện từng cơn trong vài giờ rồi biến mất với các khoảng thời gian khác nhau trong ngày: sáng – trưa – chiều tối nhưng thường sẽ nổi mẩn nhiều vào chiều tối. Nếu bị mề đay ít hơn 6 tuần thì người bệnh đang ở tình trạng bệnh mề đay cấp tính, nếu bệnh kéo dài trên 6 tuần là mề đay mãn tính. Nổi mề đay có thể xuất hiện ở mọi nơi trên cơ thể, nhưng những chỗ như: mông, đùi hoặc chỗ da bị bó chặt như lưng quần, nịt ngực…là những nơi dễ nổi mẩn ngứa nhiều nhất. Với những người bệnh bị dị ứng thể nặng gây phù mí mắt, phù môi, phù trong cổ họng và có thể đi kèm mệt, đau bụng, đôi khi gây khó thở và thậm chí nguy hiểm đến cả tính mạng.

 

Nguyên nhân của dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay

Theo Y học hiện đại, Mề đay xảy ra do những yếu tố dị nguyên (chất gây dị ứng) như thời tiết, thức ăn, lông động vật, phấn hoa, côn trùng vv… tác động vào cơ thể. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới nhưng thường gặp nhiều ở chị em phụ nữ bởi cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm với những tác động từ bên ngoài và mề đay thường xuất hiện ở những người mà khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch kém, chức năng gan và thận không tốt. Hiện tượng dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay thường xuất hiện khi thời tiết thay đổi, nóng lạnh bất thường hay ăn những đồ ăn lạ, hải sản … gây ngứa ngáy rất khó chịu kèm theo tái phát nhiều lần ảnh hưởng rất lớn đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay hay hiểu chung là bệnh mề đay là một căn bệnh rất dễ bị tái phát, nếu không áp dụng phương pháp điều trị đúng cách thì việc phải sống chung với cảm giác “ngứa đến phát điên” trong 1 năm, 2 năm và thậm chí là 5, 10 năm hay lâu hơn nữa là điều… không thể tránh khỏi.

 

Phương pháp hiệu quả giúp điều trị dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay – tránh tái phát bệnh

Việc điều trị mề đay hiện nay mới chỉ dừng lại là điều trị triệu chứng (dùng những thuốc kháng histamin) và loại bỏ nguyên nhân. Nhưng trên thực tế có nhiều tình huống vô cớ, không biết nguyên nhân mà loại bỏ. Đối với những người chức năng gan thận không tốt thì việc dùng thuốc kháng histamin lại không ổn chút nào. Đây chính là vòng luẩn quẩn và là nguyên nhân làm cho mề đay ngày càng nặng thêm và dễ tái phát. Bên cạnh đó việc dùng thuốc chống dị ứng thì không thể lâu dài và cũng có nhiều tác dụng phụ làm cho người bệnh cảm thấy rất buồn ngủ, ngủ gà, khô miệng, chóng mặt nhức đầu vv… ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và học tập.

Để chữa dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay theo quan điểm Y học cổ truyền là phải điều trị tận gốc. Như vậy phải tăng cường chức năng gan tức tăng khả năng giải độc, tăng cường chức năng thận tức tăng khả năng đào thải chất độc ra khỏi cơ thể và tăng cường trao đổi chất năng lượng tế bào giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, bổ sung các thiếu hụt trao đổi chất trong cơ thể. Trong Y học cổ truyền người ta thường dùng thảo dược và các chất chiết xuất từ thảo dược để điều tiết công năng miễn dịch của cơ thể làm cho dị ứng hết hẳn.

Phác đồ Đông Tây Y kết hợp đã tỏ ra rất hiệu quả với bệnh dị ứng mẩn ngứa nổi mề đay này. Việc điều trị tất nhiên là phải loại bỏ nguyên nhân (yếu tố dị nguyên) đồng thời điều trị triệu chứng (giảm mẩn ngứa, viêm). Nhưng bên cạnh đó cần phải tăng cường chức năng gan, tăng cường chức năng thận và tăng cường năng lượng tế bào giúp cho việc điều trị mề đay được hiệu quả và lâu dài.

theo baomoi

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Xem thêm các thông tin khác:
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 89
Trong tuần: 457
Lượt truy cập: 1242650
hotline_nhathuoc
Đăng ký khám bệnh
Họ tên
Số điện thoại của bạn
Nội dung chi tiết
 
Thông tin liên hệ

Phòng Khám Chẩn Trị  Y Học Cổ Truyền Thuốc Của Bạn

Chuyên tư vấn điều trị các bệnh về Da Liễu và Dị Ứng và Bệnh hệ tiêu hoá...

Địa chỉ: Số 2/3/39 ngõ 299 phố Hoàng Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Email: thuoccuaban123@gmail.com

ĐT / Zalo: 0865.557865 hoặc 0865.278272

Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo, không phải tư vấn cho từng cá nhân cụ thể, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. (*)
Lưu ý: tác dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Follow Fanpage
1
Bạn cần hỗ trợ?