bannerthuocuaban

Liên hệ: Thầy thuốc LY. Nhung 0865.557865/Duy 0865.278272 (vui lòng hẹn khi đến)  

Bệnh đau dạ dày có thể lây qua những thói quen nào?

Bệnh đau dạ dày có thể lây qua những thói quen nào?

Với những tiến bộ của khoa học, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn Helicobacter Pylory (H.pylori) là một trong những thủ phạm gây viêm loét dạ dày . Vậy tác hại của vi khuẩn này như thế nào? Có cách nào trị triệt để?

Nhiễm vi khuẩn HP nguy hiểm thế nào?

H.pylori là xoắn khuẩn có thể gây bệnh loét dạ dày tá tràng bằng cách phá hủy lớp màng nhầy bao phủ bảo vệ niêm mạc dạ dày và tá tràng. Ngay khi H.pylori phá hủy lớp màng nhầy, acid dạ dày có thể tiếp cận niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng và gây ra loét.

Triệu chứng của viêm loát dạ dày tá tràng bao gồm: Đau âm ỉ hoặc nóng dạ dày là triệu chứng thường gặp nhất. Người bệnh cảm thấy đau bất cứ lúc nào giữa rốn và xương ức. Đau thường xảy ra khi dạ dày rỗng, ví dụ giữa các bữa ăn hoặc ban đêm.

Cơn đau tạm giảm đi sau khi ăn hoặc uống thuốc kháng acid, kéo dài từ vài phút đến vài giờ; đau lặp đi lặp lại trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau đó. Các triệu chứng khác gồm: Đầy bụng, ợ hơi, thay đổi cảm giác thèm ăn, nôn, buồn nôn, giảm cân...

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến các biến chứng như: Xuất huyết tiêu hóa, hẹp môn vị, thủng dạ dày và ung thư dạ dày.

Các dấu hiệu của biến chứng có thể biểu hiện rầm rộ hoặc âm thầm cho tới khi người bệnh thể hiện rõ các triệu chứng trên lâm sàng như khó thở, chóng mặt hoặc cảm giác xỉu, có máu đỏ trong phân hoặc phân đen, có máu đỏ trong chất nôn ra hoặc có màu cà phê, đau dạ dày đột ngột, dai dẳng và nặng nề.

Bệnh đau dạ dày có thể lây qua  những thói quen nào? - Ảnh 1.

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày.

Tại sao vi khuẩn HP lại lây qua những thói quen “chung đụng”

Vi khuẩn H.pylori rất dễ lây lan, ngoài niêm mạc dạ dày, vi khuẩn H.pylori còn tồn tại trong nước bọt, mảng bám trên răng và khoang miệng của người bệnh. Do đó, vi khuẩn H.pylori có thể lây truyền từ người mang vi khuẩn sang người lành.

Đường miệng-miệng là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn này, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Vì vậy, thói quen ăn uống chung, chấm chung nước chấm, thói quen gắp thức ăn cho nhau hay hôn trực tiếp… sẽ làm tăng nguy cơ lây lan. Thông thường trong gia đình có người nhiễm H.pylori thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.

Đường miệng-miệng là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn này, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Vì vậy, thói quen ăn uống chung, chấm chung nước chấm, thói quen gắp thức ăn cho nhau hay hôn trực tiếp… sẽ làm tăng nguy cơ lây lan.

Trẻ em là đối tượng nguy cơ cao nhiễm vi khuẩn H.pylori. Thậm chí có những trẻ bị nhiễm H.pylori khi mới 2 tuổi, nguyên nhân do người mẹ thường có thói quen mớm thức ăn bón cho con. Do vậy, các thói quen ăn uống chung đụng ở trường lớp, hay là việc mớm cơm cho con, có thể sẽ mang vi khuẩn H.pylori vào cơ thể trẻ.

Ngoài ra, H.pylori còn lây qua đường phân –miệng (vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn H.pylori), và các đường khác như: Lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa… Vì vậy việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết.

Điều trị như thế nào?

Nhiễm H.pylori thường không cần điều trị nếu không xuất hiện triệu chứng gì. Tuy nhiên, việc điều trị diệt vi khuẩn H.pylori khi bị viêm, loét dạ dày, tá tràng (hay nói cách khác là khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng viêm loét dạ dày) là rất quan trọng nhằm ngăn ngừa các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Cần điều trị dứt điểm ngay từ đầu để tránh bệnh tái phát.

Các thuốc được dùng trong điều trị vi khuẩn H.pylori gồm:

-Các loại thuốc kháng sinh, ví dụ như clarithromycin, amoxicillin, tetracycline, metronidazole để diệt trừ vi khuẩn H. pylori trong dạ dày.

-Thuốc ức chế tiết axit, ví dụ như omeprazole, lansoprazole và pantoprazole.

-Thuốc bao phủ vết loét như bismuth subsalicylate, giúp bao phủ lên vết loét từ đó giúp bảo vệ chúng khỏi axit trong dạ dày.

Bác sĩ sẽ kê đơn gồm 3–4 loại kháng sinh kết hợp với thuốc ức chế tiết acid hay/hoặc thuốc bao phủ vết loét và uống từ 2–4 tuần. Người bệnh cần tuân thủ liệu trình điều trị để tiêu diệt tận gốc vi khuẩn và hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.

Tuy nhiên, hiện nay việc lạm dụng thuốc kháng sinh khá phổ biến và việc người bệnh không tuân thủ liều lượng, thời gian uống thuốc đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn H.pylori kháng với nhiều loại kháng sinh. Điều đó dẫn đến việc chữa trị dạ dày trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn.

Bệnh đau dạ dày có thể lây qua  những thói quen nào? - Ảnh 2.

Thói quen chấm chung nước mắm có thể làm lây lan vi khuẩn gây bệnh dạ dày.

Phòng bệnh như thế nào?

Để phòng ngừa nhiễm khuẩn H.pylori cần: Hạn chế dùng chung dụng cụ ăn uống trong gia đình như chung bát nước chấm, hạn chế gắp thức ăn cho nhau; không hôn trẻ, mớm đồ ăn cho trẻ; không nên trộn đồ ăn cho trẻ nhỏ bằng đũa của mình; hạn chế ăn đồ sống như rau sống, gỏi hay thức ăn lên men như mắm tôm, mắm ruốc vì các loại thực phẩm này thường không được vệ sinh sạch sẽ, dễ gây các bệnh đường tiêu hóa, trong đó có nhiễm khuẩn H.pylori.

Vi khuẩn H.pylori sẽ chết trong môi trường axit và phát triển mạnh trong môi trường kiềm hóa cao. Vì vậy, những người mắc vi khuẩn này nên hạn chế ăn đồ chua, cay, hạn chế uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá...

Để tránh tái phát người bệnh cần ăn uống đúng giờ và điều độ; tuân thủ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và những lời khuyên trong ăn uống, sinh hoạt; tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe; không được tự ý mua thuốc về dùng…

Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 
Xem thêm các thông tin khác:
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 5
Trong ngày: 55
Trong tuần: 208
Lượt truy cập: 1239326
hotline_nhathuoc
Đăng ký khám bệnh
Họ tên
Số điện thoại của bạn
Nội dung chi tiết
 
Thông tin liên hệ

Phòng Khám Chẩn Trị  Y Học Cổ Truyền Thuốc Của Bạn

Chuyên tư vấn điều trị các bệnh về Da Liễu và Dị Ứng và Bệnh hệ tiêu hoá...

Địa chỉ: Số 2/3/39 ngõ 299 phố Hoàng Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Email: thuoccuaban123@gmail.com

ĐT / Zalo: 0865.557865 hoặc 0865.278272

Nội dung trên website này chỉ có tác dụng tham khảo, không phải tư vấn cho từng cá nhân cụ thể, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các thông tin này để chữa bệnh khi chưa có ý kiến của thầy thuốc. (*)
Lưu ý: tác dụng có thể khác nhau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Follow Fanpage
1
Bạn cần hỗ trợ?